Chơi với trẻ

Đồ chơi cho trẻ:
1. Đôi khi trẻ cần/thích được chơi 1 mình (nằm ngó nghiêng hoặc quan sát đồ chơi đang cầm trên tay hoặc ở gần): những lúc đó không nên can thiệp. Đây là lúc trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh & tập ở một mình. Cũng không nên bế trẻ lên ngay khi trẻ vừa kêu/khóc. Đôi khi đó chỉ là cách trẻ thể hiện cảm xúc của mình

2. Trẻ thích chơi với nhiều loại vật liệu khác nhau & nhiều hình dạng khác nhau - đó là cách trẻ học làm quen với sự đa dạng

3. Cho trẻ chơi những thứ đồ chơi to (trẻ không cho lọt vào miệng được để tránh bị hóc/sặc), sạch (vì trẻ sẽ cho vào miệng ngậm hoặc liếm) & có chỗ để trẻ tự cầm được. Tránh đồ chơi có góc sắc hoặc dễ vỡ

4. Không dùng xe tập đi vì nguy hiểm (xe có thể bị lật hoặc trẻ có thể với tới những nơi có đồ nguy hiểm cho trẻ), quan trọng hơn là xe tập đi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương hông/chậu.

---
Trò chơi với trẻ:
1. Đập nước: khi tắm tập cho trẻ đập nước, cho 1 giọt nước lên đầu để nước chảy xuống mặt trẻ, dùng tay rưới nước lên bụng/ngực trẻ... Làm vậy trẻ vừa vui vừa giúp cho trẻ không sợ nước

2. Nói chuyện với trẻ: trẻ con rất thích nghe giọng của ba mẹ hay người thân & thích nghe những âm độ cường độ khác nhau
- Nói từ cao đến thấp
- Nói thầm thì, nói to
- Tạo âm thanh khác nhau
- Nói thật chậm, với giọng thật thấp
Trẻ sẽ bắt chước "chơi" với giọng của mình, nhờ đó khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn

3. Dạy cho trẻ làm quen với cơ thể của mình
- Dùng ngón tay vuốt nhẹ nhàng trên mặt trẻ, vuốt đến đâu nói đến đó "đây là mũi của con, đây là miệng nè"
- Cầm bàn tay của trẻ cho trẻ rờ lên mặt mình và cũng diễn giải y như vậy "đây là mũi, đây là miệng, v.v"
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tập cho nhận ra mình trước gương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét