Tập thói quen cho mẹ và bé (3 tháng đầu đời)

 3 tháng đầu đời hầu như là 3 tháng cực nhất của mẹ và cả bé (chứ không riêng mình bố mẹ), nhưng cũng là khoảng thời gian rất quan trọng để mẹ hình thành thói quen tốt cho bản thân và bé. 
*Thói quen ăn uống đúng giờ đúng bữa? 
Trẻ trong 3 tháng đầu muốn ăn bao nhiêu thì ăn, ăn bất cứ lúc nào bé muốn, và ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào, và bất cứ khoảng thời gian nào. Hầu như người lớn không được can thiệp. Trường hợp bé ăn quá ít (trong 24h ăn dưới 5 bữa) thì mẹ có thể thức cho ăn. Mẹ có thể cố gắng cho con ăn nó đúng chuẩn có thể để bé không có thói ăn lắt nhắt (đặc biệt là bé bú mẹ). (xem thêm phần cho con bú bằng sữa mẹ). 
*Thói quen ngủ: 
Trong những tháng đầu đời, bé phải học phân biệt ngày và đêm. Mẹ cố gắng thay tã cho bé cách 3h 1 lần, ko cần đánh thức bé, chỉ cần nhẹ nhàng thay tã, rửa đít, nếu bé thức thì Ok, nếu vẫn ngủ thì sau khi thay, nhẹ nhàng đặt bé vào giường ngủ tiếp. Ban đêm tránh thay tã. 
Ban ngày nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng, sự ồn ào của môi trường, ngược lại ban đêm cần giữ phòng ngủ thật tối, tránh mọi ồn ào. Khi cho ăn thì cố gắng để đèn thật nhỏ, ko nói chuyện, ko hát. Khi bé ăn xong là cho vô giường ngủ lại ngay. 
Xem thêm phần chăm sóc trẻ sơ sinh

Immagine royalty-free: relationship portrait of a young adult mother as…
*Thói quen được ẵm bồng. Có rất rất rất  nhiều bà mẹ lo lắng con sẽ có thói quen ẵm bồng, và có rất rất rất nhiều người cứ 1 mực khăng khăng để bé khóc. ĐIỀU ĐÓ LÀ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG.
Thứ 1: nếu bé khóc, bé sẽ mất rất nhiều năng lượng, dẫn đến mệt lả và chán ăn. Luôn luôn nhớ, bé 3-4 tháng đầu đời chỉ có thể khóc maximum 10 phút, không hơn! 
Thứ 2: việc được ôm ấp là 1 nhu cầu của trẻ, như việc ăn, uống, ị và tè. Thiếu ôm ấp là trẻ bị thiếu đi 1 nhu cầu cần phải đáp ứng. Việc ôm ấp trẻ giúp bé cảm thấy được che chở, và cảm nhận được sự ấm áp, nhiều nghiên cứu đưa ra bé được mơn trớn, ôm ấp, được cho sự âu yếm luôn phát triển tốt hơn trẻ bị bỏ rơi khi khóc lóc. Hãy tưởng tượng trong bụng được ôm ấp, cơ thể mẹ ấm áp, chui ra ngoài ánh sáng, nhiệt độ hoàn toàn khác, dù cho người lớn bị cho vào 1 không gian khác còn cảm thấy sợ hãi, nói chi em bé quá nhỏ. Mình nhấn mạnh lại: VIỆC ĐÁP ỨNG NHU CẦU ẴM BỒNG LÀ RẤT QUAN TRỌNG. 
Thứ 3: bé học về thế giới xung quanh thông qua mẹ, nếu mẹ che chở, cho bé sự quan tâm, luôn cười, nói chuyện, hát, luôn vuốt ve, âu yếm bé, thì bé sẽ hiểu "thế giới rất tươi đẹp, thế giới đầy tình yêu thương, mình không cần phải lo lắng hay sợ hãi" đây là cách giúp bé hình thành tính cách lạc quan, yêu đời. Ngược lại, nếu bé bị bỏ rơi, nó sẽ cảm thấy sợ hãi, và chịu áp lực từ sợ hãi. 
Thứ 4: Trong 3 tháng đầu, bé cần phải học nhiều thứ, và cơ thể bị shocked nên hầu như em bé nào cũng khóc vào lúc chiều tối, và rất rất khó ngủ. Nếu bé cảm thấy dễ chịu hơn khi được ôm thì mẹ có thể ôm, không nên lo sợ bé sẽ hình thành thói quen xấu, thói quen chị được hình thành khi bé không cần nhu cầu mà vẫn muốn được đáp ứng. 

1 vài cách giúp bé cảm thấy dễ chịu mà không cần ôm ấp
  • Khi bé không cần nhu cầu ôm ấp mà mẹ/người nhà vẫn ôm. Đó là thói quen xấu của bố mẹ và là cách cho bé thói quen được ôm dù bé ko có nhu cầu. 
  • Có thể dùng bouncer (ghế ngồi/ghế bố cho trẻ nhỏ), cho bé theo mẹ khắp nơi, mẹ có thể đu đưa ghế, có thể trò chuyện, có thể ngồi ngay dưới đất và ôm bé (bé vẫn nằm trong bouncer chứ không nhấc bé lên)
    Chicco Soft Relax Baby Bouncing Chair -  Distraction*1 trong những cứu cánh hiệu quả cho mẹ và bé
  • Mẹ có thể massage, vuốt ve, đây là 1 các hiệu nghiệm giúp bé cảm thấy tốt hơn mà không cần ôm ấp bé. 
  • Có thể hát, nói chuyện linh tinh với bé. Bé nghe giọng mẹ sẽ cảm thấy được bảo bọc, và ko có cảm giác bị bỏ rơi. 
  • Không nên ngay lập tức ôm bé khi bé khóc, không nên quá lo sợ (anxious) và ngay lập tức ôm lấy bé, mẹ nên để 30 giây, sau đó có thể chạy đến, làm các động tác trên, trước khi ôm lấy bé. Nên nhớ, cái bé cần là sự quan tâm, sự vuốt ve, hơi thở, giọng nói của mẹ. Tuyệt nhiên không nên để bé khóc 1 mình, khi bé cất tiếng khóc, mẹ nên cất tiếng nói để "trả lời". 
Fotografie stock: Close up of swaddled newborn baby girl
Cách giúp bé học dần thói quen ngủ thẳng giấc ban đêm:
  • Giúp bé học nhận thức ngày đêm là đặc biệt quan trọng. 
  • Ban ngày nên chơi, nói chuyện với bé (nếu bé có nhu cầu, không nên bắt bé thức và chơi, vì bé càng mệt thì càng khó ngủ, không nên nghĩ rằng làm cho bé mệt thì nó sẽ ngủ vào ban đêm, hoàn toàn SAI LẦM!).
  • Ban đêm phải hoàn toàn giữ không gian tối, không tiếng động, nếu bé khóc đêm, mẹ có thể dỗ, có thể ôm, nhưng không được bật đèn hay nói chuyện, hay hát! BÉ phải hiểu: ban đêm là trời tối, và mọi người đều di ngủ, không được làm ồn. 
  • Đối với bé bú mẹ, ban đêm có thể phải bú nhiều hơn bé bú bình, mẹ có thể cho bé 1 bình sữa bột suy nhất cho bé ngủ dài hơn, hoặc mẹ có thể vắt sữa và cho người nhà cho bé ăn, vì mẹ cũng cần phải nghỉ ngơi thì mới có sữa, và sữa có chất lượng tốt. 
  • Không nên cho bé ngậm ti giả trong 40 ngày đầu, sau khi bé đã bú mẹ tốt thì mới cho ty giả, trường hợp ru ngủ, ty giả là 1 cứu cách vô cùng hiệu quả. 
  • Khi bé trên 3 tháng, nếu mẹ để ý thấy bé thức chỉ vì do thói quen, muốn ty mẹ, hoặc chỉ đơn giản là do thói quen, mẹ có thể giảm lượng sữa cho uống từng tý 1 (có thể giảm 20ml sau mỗi ngày) dần dần, bé sẽ ko thức đòi sữa.  
  • Nên cố gắng cho bé ngủ 1 mình, giường riêng, phòng riêng và tự ngủ trong giường, cố gắng ko nên ẵm bồng, ru ngủ rồi mới cho vào giường, nếu bé có thói quen ngủ trên tay mẹ thì sẽ ko tự ngủ trong giườn, nhưng 1 lần nữa, nên dạy bé 1 cách chậm rãi, hàng ngày, ko nên vất bé vào crib và cho nó khóc 1 mình. Điều rất không nên là cho bé khóc trong phòng 1 mình. 
Immagine royalty-free: Mother holding up baby girl smiling
*Luôn tươi cười với bé:
Mẹ tươi cười với bé càng nhiều càng tốt, cách này giúp bé học cách biểu hiện cảm xúc, và bé học biểu hiện cảm xúc từ khuôn mặt thông qua mẹ. Khi mới có bé, mình vẫn chưa có thói quen hay cười, và mình luôn nghĩ trong đầu "cười với em bé nào" và mình luôn nhoẻn miệng cười đến tận mang tai. 3 tháng đầu là 3 tháng bé thích nhìn mặt người nhất, mẹ và người nhà luôn cười, ngoài ra có thể cho bé nhìn hình những khuôn mặt cười khác nhau để bé học và nhớ cấu trúc khuôn mặt. 

*Hãy biến giờ thay tã thành khoảnh khoắc đáng nhớ của 2 mẹ con:
Fotografie stock: MOTHER KISSING BABYS FEET ON BED
Việc thay tã là 1 việc cực nhọc đối với bé, và lẽ dy nhiên nhiều bé hay khóc khi "bị" thay tã. Mình học theo Tracy Hogg bằng cách: mình luôn "thông báo" cho bé biết bằng cách "Asia ơi, mình thay tã con nhé" và thay vì lột tã ra ngay lập tức thì mình cho nhạc hiệu bằng cách bật 1 bài hát duy nhất khi thay tã (bé nghe nhạc là biết ngay nó được thay tã), nhẹ nhàng vuốt tóc, hôn, rồi hãy thay tã, vì bé sơ sinh cần 3 giây để hiểu "thông tin" là "mình sẽ được thay tã" nếu mẹ làm quá nhanh, ko tạo cho bé sự chuẩn bị dỹ nhiên em bé sẽ giật mình. Như cách Tracy Hogg thì cô yêu cầu bố mẹ nhắm mắt và cô ấy thọc lét bàn chân, dỹ nhiên là người lớn giật mình, và cô bảo trẻ con cũng bị như thế nếu nó bị thay tã 1 cách "ép buộc". Mình áp dụng phương pháp này tư khi bé nhà mình vừa sinh ra, và bé luôn cười, rất thích thú, ngay cả bị thay đồ nhiêu khê bé cũng ko la ó. MẸ cũng có thể dùng thời gian này để hát, vuốt ve, massage bé, bé sẽ rất "mê" được thay tã.

trái cầu phát nhạc này là 1 công cụ đắc lực cho mình. Mình chỉ cần bấm nút là giai điệu "thay tã" vang lên. Bé nhà mình rất thích thay tã, nhờ phương pháp này. ;)

*Hãy cho bé nghe nhạc
1.jpg 


 Âm nhạc nhẹ nhàng, quen thuộc luôn giúp bé cảm thấy gần gũi, thân quen. Bé nhận ra "môi trường" của mình nếu mẹ cho bé nghe nhạc nhiều và đều đặn. Từ khi bé nhà mình mới sinh ra, ban ngày mình luôn bật nhạc nhè nhẹ cho bé. Nghe nhạc cổ điển ko giúp bé phát triển tư duy như nhiều người nhầm tưởng, nghe nhạc, và chơi nhạc giao hưởng chỉ có ảnh hưởng tốt đến tính thông minh, trí logic cho bé từ 4-5 tuổi trở lên (todler), nên mình nhắc lại, nghe nhạc chỉ giúp bé cảm thấy gần gũi, thân quen hơn mà thôi, vả lại việc nghe nhạc giúp bé học nói dễ dàng và nhanh hơn. Mình thường cho bé nghe nhạc giao hưởng nhẹ, bé nhà mình đặc biệt thích nhạc của Kenny G, ngoài ra khi bé tầm trên 3 tháng, mình cho bé nghe nhạc của bộ Baby genius. ;)


*Tập nói chuyện, tập hát cho bé: 
Bé có vài ngày tuổi biết nói gì với nó đây, là thắc mắc khi mình chưa sinh em bé, nhưng dần dần, mình cũng học cách nói chuyện với em, nói những chuyện kiểu "con biết thay tã như thế nào ko?, đầu tiên mẹ cởi nút body cho con nhé, ..." hoặc "hôm nay mình sẽ đi thăm bạn ... rồi mẹ sẽ về nấu món gà cho daddy, ..." 
Mình rất ngại hát và chưa bao giờ hát cho bất cứ ai, nhưng dần dần mình cũng đã quen, và dù hát hay hoặc giở thì bé nha mình rất mê nghe mình hát, bé luôn rất ngoan và dễ ngủ khi nghe mẹ hát. 
Giọng nói giúp bé nhận ra mẹ và sẽ giúp bé cảm thấy được an toàn. Hãy nói chuyện thật nhiều với bé. 


*Chăm sóc, ngăn ngừa bé bị lác mắt (mắt lé): 
Luôn luôn nói chuyện với bé ở tư thế nằm xuôi, không đứng ngược mà nói chuyện và bắt bé phải ngước trợn mắt lên. Khi nói chuyện, ôm ấm, cách xe mặt bé ít nhất 20cm, ko để các vật dụng đồ chơi gần mắt hay mũi của bé quá, sẽ dễ làm bé bị tật lác mắt. Bé còn nhỏ bị lác là thường gặp, nếu sau 6 tháng, mẹ nghi ngờ có thể cho bé đi bác sỹ mắt để khám. Sau 1 tuổi thì bé nào cũng phải được dắt đi bác sỹ nhãn khoa dù có tật hay không. 

*Tập thể dục cho bé: 
cho bé nằm sấp (tại Ý bé vừa sinh ra sau 1 tuần) là đã có thể tập thề dục. cho bé nằm sấp vài phút, nửa phút cũng được, 1 ngày vài lần để cổ cứng cáp-rất quan trọng cho các bước phát triển tiếp theo của bé


*Nhiều chị hỏi mình cách dạy bé ngủ thâu đêm và tự ru ngủ (cho vào crib là ngủ ko cần ôm ấp, ru ngủ), thì thật lòng mình làm y chang cách các bs và special nurse dạy hoặc viết trong sách của họ, việc dạy em bé đòi hỏi rất nhiều thời gian, và mình bản thân ko nhớ là mình mất bao lâu để dạy bé nhà mình, no tiến triển từng tý 1 sau mỗi ngày khó nhận ra, nhưng từ khoảng 2 tháng 3 tuần thì bé nhà mình đã có thể tự ngủ mà ko khóc nhè, đang cười giỡn, cho vào phòng, tắt đèn thì bé cũng tự ngủ. Đến lần sinh nhật 3 tháng thì bé hoàn toàn ngủ thẳng giấc 12 tiếng nguyên đêm. Bý quyết duy nhất là mẹ chịu cực và cũng 1 phần do bé nữa. nếu thật sự train nhiều cách mà bé vẫn ko chịu thì ... đành vui sống mà chấp nhận. đến 1 lúc nào đó, bé sẽ tự quyết định ngủ thẳng giấc và tự ngủ 1 mình. ;) Mỗi bé mỗi tính, nên cũng thật sự ko có 1 phương pháp nào thắng tuyệt đối cho tất cả trẻ em.
*Đây là kinh nghiệm bản thân, và dỹ nhiên nhờ đọc sách, nói chuyện với cô dạy trẻ. 

1 nhận xét: