Khi bé bị nghẹt mũi vào ban đêm, bé sẽ có khuynh hướng thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ làm họng bị khô, dẫn đến dễ viêm nhiễm. Như vậy, từ nghẹt mũi, bé có nguy cơ bị viêm họng. Khi viêm họng có đàm bé lại có khó thở & có nguy cơ viêm mũi và viêm tai. Tóm lại, 1 cái vòng bệnh nếu không tìm cách chữa ngay từ đầu sẽ kéo dài liên ti bất tận
- Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho bé
- Nếu bé ngủ không nằm gối thì lót 1 quyển sách dưới nệm (phần đầu giường) của bé để bé nằm đầu cao hơn giúp bé dễ thở
- Cắt đôi 1 củ hành tây để ở đầu giường, mùi hành sẽ làm cho bé dễ thở hơn
- Nếu khí hậu khô thì có thể để một dĩa nước nóng cạnh giường bé khi đặt bé vào giường. Hơi nước sẽ làm bé dễ thở. Cái này chỉ có tác dụng ban đầu, khi nước còn nóng
Khi bé bị chảy mũi sẽ phải lau mũi cho bé thường xuyên → vùng da xung quanh mũi sẽ bị đỏ & đau. Có thể bôi vaseline sau mỗi lần lau mũi cho bé để giúp cho bé đỡ bị đau
Ban oi,
Trả lờiXóaMinh cung la ba me dang nuoi con nho va cung ap dung viec nho thuoc mui sinh ly nhung lau moi do. Sot ruot lam, ban a!
Muối sinh lý ko có khả năng chữa bệnh, mà chỉ có khả năng giúp bé rửa sạch mũi ứ nghẹt, vì mũi là 1 ổ vi trùng, càng rửa sạch thì càng giảm được vi trùng. Ko có nghĩa nước muối làm hết bệnh. ngoài ra, nếu ko dùng nước muối thì rửa sạch mũi rất khó, nếu thích, bạn có thể thử lên cơ thể mình, có phải là xịt vào thì nước mũi (nếu có) nó chảy ra ròng ròng ko.
Trả lờiXóaCon gái mình, cứ mỗi lần nghẹt, ho, cảm, dù 1 tý xíu cũng rửa. Nếu ho trên 1 tuần, và ho có đờm, ho nhiều, bé lừ đừ. Mình cho đi bác sỹ (chỉ 1 lần duy nhất), còn lại mình vẫn dùng muối sinh lý, và áp dụng therapy bằng cách xông hơi rất phổ biến tại Ý. Sau 7-10 ngày, bé tự khỏi hoàn toàn.
Do đó, mình nghĩ nếu bạn lo lắng thì dỹ nhiên là cho đi bác sỹ. Còn nước muối thì như mình nói, tác dụng của nó chỉ có thế. Và bs bên mình, dù có cho bất cứ thuốc gì, vẫn yêu cầu rửa mũi cho con bằng nước muối.