Cho con bú bằng sữa mẹ

Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chắc chắn phải có nhiều lý do thì luật của VN mới yêu cầu tất cả các sản phẩm sữa bột khi quảng cáo phải nói câu này, dù rằng nói quá nhanh, người nghe cũng chưa kịp nghe kỹ để mà đánh giá, và dỹ nhiên cũng phải có lý do mà ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu, các loại sữa bột không được phép quảng cáo trên TV hay làm băng rôn treo ngoài đường. 
Lý do đầu tiên và duy nhất là: SỮA MẸ LÀ TỐT NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH VÀ CẢ TRẺ NHỎ, vì nó không thừa, cũng không thiếu, dỹ nhiên hoàn toàn không quá nhiều đường và chất béo như sữa bột, dễ làm em bé BÉO PHÌ, chứ ko làm em bé phát triển tốt hơn như nhiều người "tưởng tượng". Ngoài ra trong sữa mẹ có 1 thứ hoàn toàn không mua được, đó là chất ĐỀ KHÁNG. Trong 3 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh ko tự tạo ra chất đề kháng như người lớn, bé lấy nguồn đề kháng chủ yếu từ sữa mẹ, dù cơ thể bé ngay sau khi sinh cũng có đề kháng lấy từ cơ thể mẹ, nhưng trong 3 tháng đầu, bé phải tiếp tục được nhận đề kháng từ sữa mẹ. do đó, lặp lại 1 lần nữa SỮA MẸ LÀ TỐT NHẤT CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Bất cứ người mẹ nào cũg có sữa cho bé! TUY NHIÊN, sữa chỉ có thể được sản xuất nếu bé mút hiệu quả, nếu bé ko bú mẹ thì có ăn 100 cái chân giò hầm đu đủ hay gi gì đó cũng ko có sữa! Ai không tin có thể làm thử! ;p Do đó, việc cho con bú, đặc biệt là những giây phút đầu tiên là rất rất quan trọng. 
Nhưng việc cho bú không phải dễ dàng, khi bé mới sinh, việc mút vú mẹ là rất cực nhọc, do đó nếu mẹ làm ko khéo, không biết cách giúp bé mút thì việc mút không hiệu quả, đặc biệt là những bé "làm biếng" ko muốn ăn mà chỉ ngủ. 

*Cách cho con bú. 
1. Cách cơ bản nhất là cho con bú giáp bụng mẹ, hay còn được gọi là phương pháp cổ điển (classic)


lactancia-2


Ôm bé sao cho bụng bé giáp sát vào bụng của mẹ, điều này cực quan trọng, ai thử uống nước mà đầu nghiêng hẳn 1 nơi, người nghiêng hẳn 1 nẻo xem sao! Huống chi là trẻ sơ sinh phải bú-làm việc, tập trung rất nhiều cơ mặt.Cho cổ và đầu bé dựa vào cánh tay của mẹ, cánh tay còn lại nhẹ nhàng nâng bầu ngực lên và cho núm vú cạ vào phần môi trên của trẻ, chú ý, trẻ tự ngậm núm vú và mút, chứ không cố nhét núm vú vào miệgn trẻ, cũng ko có cong người để bé mút, mà động tác cơ bản là trẻ dựa vào mẹ, chứ mẹ ko khom người vào bé. 
Khi cạ núm vú vào môi trên của trẻ, trẻ sẽ làm 1 động tác lá há miệng và đầu lắc qua 2 hướng - nhiều người lầm tưởng động tác này là trẻ ko muốn bú, nhưng thực chất đây là 1 phản xạ của trẻ sơ sinh - bé đang tìm núm vú của mẹ. Khi bé mở miệng tìm núm vú, cánh tay mà đầu bé đang dựa nâng lên, cho miệng bé vào núm vú và ôm chặt bé tư thế đó. Cánh tay còn lại vẫn nâng bầu vú từ phía dưới để giúp bé bú tốt. 
Nhiều người dùng ngón trõ và ngón giữa làm hình cái kéo để giữ núm vú khi cho con bú với lý do là sợ bé ngạt thở. SAI LẦM, cách đó không chỉ ko giúp mà ngược lại dễ bị gây tắc tuyến sữa, dẫn đến đau nhức. Bản thân em bé rất nhỏ, nhưng nó có những phản xạ rất giỏi, nếu nó khó thở, nó tự động thở bằng miệng và ngưng mút, ngoài ra cánh mũi thiết kế rộng chiều ngang hoàn toàn giúp bé thở được khi được cho bú.Đây là cách cơ bản giúp mẹ cho con bú những ngày đầu tiên, đặc biệt nếu bé chưa biết mút một cách "pro" ;) Nếu làm hiệu quả các chu trình trên thì mẹ ít nguy cơ bị tắc sữa gây đau nhức, sốt cao.
Ngoài cách cơ bản này, còn có các động tác khác như: 

 



Các* *Các vấn đề thường gặp khi cho con bú: 
1) Núm vú bị nứt, gây đau, rát và có thể chảy máu (sore nipples): đây là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là những ngày đầu tiên khi cho bé bú. thông thường mẹ có thể ngưng cho con bé trong vài ngày và dùng tay/máy bơm tay/máy bơm sữa bằng máy để hút sữa ra. TUYỆT ĐỐI  không nên ngừng cho bú / ngừng bơm vì sẽ làm tắc ống sữa, dẫn đến đau nhức, sốt cao (engorgement). Hoặc có thể mua 1 núm vú bảo vệ bằng silicon (nipple nursing shield) đặt lên núm vú, và cho bé bú bình thường. 
2) Tắc ống dẫn sữa: triệu chứng thường gặp khi bé bỏ bữa, hoặc cho bú ko đúng cách sẽ dẫn đến tắc ống sữa. Gay đau tức ngực, có thể khắc phục bằng cách tắm nước ấm, chường nước ấm quanh vùng bị tắc, mát xa nhẹ nhàng, và cho bé bú hoặc dùn máy bơm sữa ra. Trường hợp mẹ bị sốt thì ngưng cho bé bú mà phải tự vắt/bơm sữa ra. 
3) Nhiễm trùng: việc núm vú bị nứt, nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây đau, sốt, phải đến bác sỹ để xin hướng dẫn. 
*Cách vệ sinh ngực khi cho con bú: 
Không cần phải rửa núm vú trước và sau khi cho con bú bằng xà phòng, mà có thể rửa bằng chính sữa mẹ, hoặc với nước thường. 

*Các công cụ giúp cho con bú hiệu quả. 
-Núm vú giả bảo vệ núm vú (nipple nursing shields): dùng khi núm vú bị nứt, đau, chảy máu
00070626000000_2__zoom
-Bông thấm sữa(antibacterial breast protection pad): có 2 loại: loại dùng nhiều lần, có thể đặt vào áo ngực và giặt như vải mỏng bình thường. Loại 2 là dùng 1 lần. Theo beo thân, tui khuyến khích mọi người dùng loại giặt dùng nhiều lần vì 2 lý do chính: tiết kiệm tiền bạc, và không thải rác vô lý.


More Views

-Ống xi lanh để tạo form cho núm vú: Giúp mẹ nào có núm vú khá phẳng, khó cho bè trong việc mút những ngày đầu tiên. Đơn giản là ống tiêm chích bình thường, dùng dao cắt phần lỗ kim để nó hoàn toàn 1 1 xi lanh. Đổi ngược đầu bơm sang đầu kim đã được cắt, để phần đuôi ống tiêm trở thành 1 lỗ rỗng. TRước khi cho con bú, dặt đuôi xi lanh lên núm vú và kéo để núm vú có form nhô ra, giúp bé bú dễ dàng hơn. 
-Máy hút sữa: máy bơm tay thường khó khăn, và rất cực nhọc, máy bơm máy là tốt nhất. Nếu trong những ngày đầu bé ko bú mẹ nhiều (ít nhất 5 lần bú hiệu quả, mỗi lần bú là ít nhất 15 phút/bên ngực) thì mẹ phải dùng máy để kích sữa, cách 3 tiếng bơm 1 lần, ko ra sữa, ko ra colostro cũng phải bơm. Máy tay dùng cho các bà mẹ có sữa ra đã nhiều, và luôn nhớ, việc bơm sữa rất tùy thuộc vào bản thân từng người và từng lúc bơm khác nhau, có nhiều khi bơm ra ít nhưng ko có nghĩa là mẹ hết sữa hoặc không có sữa. Máy giúp mẹ kích sữa nhưng nó hoàn toàn không thể thay thế việc bú của em bé. 
*Cách cho con bú đúng sẽ giúp bé lấy được toàn bộ các dưỡng chất trong sữa, và giúp mẹ cách tính lượng bé ăn, cũng như giúp bé có thói quen bú mẹ theo đúng bữa, ko bú lắt nhắt, ngậm mút chơi vài cái rồi lặp đi lặp lại.  

-1 bữa ăn của bé thông thường bao gồm 2 bầu ngực, cho bé ngậm bầu ngực thứ nhất từ 15-20 phút (thời gian đủ dài để bé nhận được tất cả lượng chất béo và đường từ sữa mẹ, vì sữa ko tiết ra như 1 bữa ăn đầy đủ thịt cá chất đạm tinh bột, mà nó tiết ra dần dần, và lượng đường thường là sau khi bé đã mút 1 khoản thời gian nhất định). Cho bé ợ hơi, thay tã cho bé, vì thi thoảng em bé thường ngủ sau khi bú bữa đầu tiên, thay tã giúp bé tỉnh táo để ăn bữa thứ 2 . Sau khi thay tã xong, cho bé ngậm ti thứ 2 cũng từ 15-20 phút. Nếu bé hoàn toàn ngủ, ko muốn ăn, tôn trọng quyết định của bé. Bữa ăn tiếp theo sẽ được cho bú phần ngực bé chừa lại. 
-Đối với trẻ vừa mới sinh, thông thường bé ít khi hoàn tất được 1 bầu ngực, nên mẹ sẽ cho bầu ngực thứ 2 vào bữa tiếp theo. 
→Việc tính giờ và cho bú 2 ngực giúp bé có thói quen ăn đúng bữa như 1 em bé bú bình, ăn đến khi no, không ăn lắt nhắt. Giúp mẹ tính được lượng sữa bé ăn, nếu bé ăn ít hơn về khoản thời gian/ chỉ ăn 1 ngực thì mẹ nhận ra ngay bé ăn ít hơn bình thường. 
→ Nếu bé bú theo 1 chuẩn ví dụ mỗi bên ngực là 20 phút, nhưng sau đó ọc sữa rất nhiều, nghĩa là bé ăn quá nhiều, bao tử "trả lại" phần thừa. (em bé sơ sinh thường ăn quá nhiều vì "phê" và ít khi chê mẹ) Nên mẹ sẽ dựa vào cách tính giờ mà giúp bé ăn đúng khả năng. Sữa mẹ có 2 "loại": sữa đầu và sữa sau (ai thường hút sữa sẽ thấy rất rõ). Sữa đầu (khi bé mới bắt đầu bú) thường chỉ hơi đục vì chứa nhiều đường và nước. Mục đích của sữa đầu là giúp bé "giải khát". Sau khi bé bú hết phần sữa đầu sẽ đến phần sữa sau. Phần sữa này đục vì nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng khác, đây chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé. Vì vậy, khi bé bú được 2 bên nhưng không đủ sức bú hết cả 2 bên thì nguyên tắc cho bú là cho bé bú 1 bên đến khi hết sạch sữa, sau đó chuyển sang bên kia. Nhớ ghi lại hoặc tìm cách ghi nhớ vị trí cho bú để bữa bú tiếp theo sẽ chuyển ngược lại (ví dụ: cho bé bú hết ngực trái, sau đó chuyển sang ngực phải. Như vậy, đến lần bú tiếp theo sẽ cho bé bú ngực phải trước rồi đến ngực trái). Làm như vậy tránh trường hợp bé bú toàn phần sữa đầu của 2 bên. Bé sẽ vẫn lên cân, thậm chí lên cân tốt (vì đường cung cấp nhiều năng lượng) nhưng tăng trưởng sẽ không tốt vì thiếu các dưỡng chất quan trọng của phần sữa sau. 

*Cách cân lượng bé bú những ngày đầu tiên: Phương pháp này dùng chủ yếu cho bé thiếu cân, thiếu tháng. Yêu cầu nhà phải có 1 cân dành cho em bé.
Cách làm: trước khi ăn, tháo tã cho bé, (quần áo, vớ phần còn lại giữ nguyên) cho bé lên cân. Sau đó mang tã vào và cho bé ăn. Sau khi ăn xong, tháo tã ra (phần quần áo vẫn giữ nguyên) và cân bé thêm lần nữa. Số cân dôi ra là lượng sữa bé vừa ăn. 


*LƯU Ý: 
  • Không cho bé bú bình hoàn toàn trong 40 ngày đầu tiên, vì sau đó bé sẽ không bú mẹ. Nghĩa là có thể cho bú pha trộn, cả mẹ và bình, và mẹ phải luôn luôn nhớ, bú bình rất dễ, và thoải mái cho bé, nếu làm ko khéo, bé sẽ chọn bình thay vì ti của mẹ. Để kích thích tuyết sữa và giảm thiểu khả năng bé chọn bình thì nên cho bé bú mẹ nhiều hơn. 
  • Không nên cho bé ngậm ti giả (pacifier) vào 40 ngày đầu tiên, vì có nguy cơ bé sẽ không bú mẹ. 
  • Nếu mẹ phải đi làm thì nên tập cho bé sử dụng bình sữa từ đầu (cho bé dùng bình 1, 2 lần trong 1 ngày) để bé quen dần cả việc bú ti mẹ và bìh. vì rất nhiều trường hợp bé bú mẹ thì hoàn toàn không bao giờ ngậm bình sữa.
-------------------------------------------------------------
FACTS: thông tin bên lề
  • Sữa mẹ luôn luôn tốt, và không phai lạt, hay loãng dần, thiếu chất dần như rất rất nhiều người TUỞNG TƯỢNG. Việc bé phải ăn dặm thêm ko phải vì sữa loãng dần mà là bé cần nguồn năng lượng nhiều hơn, chỉ uống sữa thì không đủ đáp ứng. Ví như người lớn, không ai có thể chạy nhảy, đi làm, nấu nướng ... mà chỉ cần uống sữa nguyên ngày ko cần ăn gì. Trẻ con cũng thế. 
  • Sữa mẹ đáp ứng theo nhu cầu của bé, bé mút ít, sữa ra ít, mút nhiều sữa ra nhiều. 
  • Ngực to, ngực bé không liên quan gì đến việc có sữa-không có sữa, hoặc sữa nhiều-sữa ít
  • Mẹ bị stressed thì sữa tiết ra ít.
  • Để kích sữa, mẹ nên cho bé ngậm ty mỗi bên 10-15 phút cách 2-3 giờ 1 lần để sữa tiết ra. VD: bữa ăn thứ 1 là lúc 8h sáng thì bữa tiếp theo là 11h (cách 3 tiếng). 
  • Tại châu Âu, việc ngậm ty là cách kích sữa tốt nhất và gần như duy nhất. Thức ăn hầu như ko giúp gì nhiều. Có vài loại sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ hoàn toàn tự nhiên, nhưng nếu bé ko mút thì sữa cũng ko ra. 
  • Có các loại vitamin dành cho mẹ khi cho con bú, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. 
  • Có phươg pháp chữa bằng hormone để mẹ tiết sữa, nhưng các nhà tư vấn cho con bú không khuyên dùng. 
  • Khi mẹ cho con bú, phải hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng khi trong trường hợp phải uống bất cứ loại thuốc nào (nên hỏi ý kiến của bác sỹ để họ cho loại thuốc hợp lý). 
  • Mẹ nên ăn uống hợp lý, và không cần phải kiêng cữ gì cả. tuy nhiên, có 1 số sản phẩm mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến bé như: sữa bò, socola, và các thức ăn gia vị quá nhiều. Tùy từng bé, không phải bé nào cũng gặp phải. 
  • Trong thời gian bé bú mẹ 100% mà bé bị táo bón, mẹ có thể uống chiết xuất từ tỏi 100% tự nhiên, bán tại các hiệu thuốc tây, hoặc các tiệm bán hàng tự nhiên. LUÔN LUÔN PHẢI HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ trước khi mua thuốc uống, dù là thuốc có thành phần tự nhiên, hoặc báo bác sỹ của bé khi khám bệnh để họ cho ý kiến. 
  • Nếu mẹ bị cảm, không sốt thì vẫn cho con bú bình thường, nếu có thắc mắc, nên hỏi ý kiến của BÁC SỸ. 
  • Việc cho con bú là khoảng thời gian rất quý giá và ngọt ngào của cả MẸ và con, Do đó, nếu bị đau, nhức, khó chịu nên tìm cách khắc phục ngay để có thể tận hưởng giây phút tuyệt vời của việc làm mẹ. 
  • Ai đã chọn cho con bú bình thay vì bú mẹ thì cũng không nên cảm thấy lo lắng, hay có lỗi, đó chỉ là 1 lựa chọn. Việc cho co bú phải có 1 sự hợp tác từ cả 2 phía mẹ-con, nếu mẹ cảm thấy không sẵn sàng cho con bú, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Con cũng sẽ yêu mẹ y như những em bé bú mẹ khác. ;) 
Bảo quản và sử dụng sữa mẹ click tại đây
CHEER!

*Hình minh họa nguồn từ internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét