Bé từ 6 -9 tháng

Bé nhà mình tầm này thì bắt đầu biết lật (lúc 6 tháng), từ khi biết lật chuyển sang ngồi là 1 tuần, nghĩa là lật xong là ngồi thẳng lưng ko xiêu vẹo, ko cần kê gối nữa, và ngồi được rất lâu,cả 30 phút ko mệt. 
Bé bắt đầu bò ở tầm 8 tháng rưỡi. Để giúp bé học bò, mình cho bé nằm sấp (chọn thời điểm bé vui vẻ, dễ chịu, như vừa ngủ dậy chẳng hạn, khi bé khó chịu, vừa ăn xong thì mình ko cho nằm sấp, vì nó khóc oe oe à, mà bé nhà mình ghét nằm sấp lắm, nên lúc nào mình cũng bị điếc tai khi nó nằm sấp hết). Bs của nó rất rất đề cao việc tập thể dục nằm sấp, các cô dạy trẻ cũng vậy. 
Mình cho nằm sấp, rồi mình giúp nó co cẳng đạp (như là hình con ếch ý, co cẵng như ếch, nó đạp chân sẽ giúp chân cứng, vững đó mà) làm 1, 2 lần mỗi khi nằm sấp, mỗi lần nằm sấp là tầm 4-7 phút rồi ngưng, rồi cách 30 phút thì lại nằm nữa, suốt ngày như thế. 
Mình hươ đồ nó thích gần tầm với, buộc nó phải nằm trườn 1 tý mới chạm được, cho nó chạm sờ mó 2, 3 giây, mình lại lấy cái đồ đó để ra xa cho nó trườn. Có khi mình mẹ mìn, mình để nhiều đồ nó khoái trên sàn cho nó trườn, tự lấy, mình đi tắm, đi lau nhà. Nó khóc to lắm đó, nhưng mình cũng để nó khóc 3-5 phút, thì nó im, và cố gắng trườn tới lấy. Thật sự mình thấy ko nên thấy nó khóc thì chạy lại liền, nó đâm ra làm biếng vì nó khóc là nó muốn mẹ giúp nó đó mà! :p 
Nếu ai hỏi lỡ bé thuộc tuýp ko bò thì làm vậy cũng công cốc, ko phải công cốc đâu! vì nếu bé ko muốn bò (nhảy bỏ, chuyển qua đứng và đi) thì việc tập thể dục thế này giúp bé rèn xương sống, để học đứng, đi, dùng tay, chân, ...Rất cần thiết đó mọi người. 
Khi bé nha mình bắt đầu bò , nghĩa là chân tay co lên, bò hẳn hòi là trong vòng 3 ngày, từ khi biết bò và bò nhanh. Và mình nói thiệt, từ khi nó biết "sức mạnh" của nó thì nó đâm ra lỳ, và nhiều trò lắm mọi người ơi! 
1) Ko chịu ngủ tối, nó hiếu động lắm lắm, trước kia ú na ú nần, như bao khoai tây, từ khi biết lật, bò thì nó quậy banh chành, tối ko chịu ngủ, đòi bò lăng quăng chơi. Trước kia cho vô giường là ngủ, giờ thì còn lâu. cho vô giường là ngóc người ngồi dậy, khóc, bò đi tìm mẹ đó! 
2) Không chịu thay tã. Cứ thay tã là mệt chần thân với nó, mới đầu mình tức, mình la inh ỏi, nhưng ko có tác dụng. Nên mình "nghiên cứu" thấy có cách như sau: nhìn vào mắt nó, nói "con phải thay tã" rồi cho nó nằm để thay, và nhìn vào mắt nó, nói "cám ơn". Sau đấy nó lăn đùng đùng bỏ chạy, nhẹ nhàng, đặt nó vào vị trí, thay tã, nó bò, kéo lại, thay tã, ko nói dài dòng nữa. Ko la, ko hét, ko đét đít. Nó phải tự hiểu, nó có thể làm đủ trò, nhưng nó ko thể thay đổi thực tế là nó phải thay tã, và mẹ là người chiến thắng! :p Chứ hét hò, đánh nó, bị phản ứng ngược, nó lỳ hơn, hoặc tệ hơn nó học tính hay mắng hay la của mẹ, thì oải! ;((
3) Nghịch, quậy, cái gì cũng bỏ mồm: nhà mình phải lau thường xuyên, lau hoài, những thứ nhỏ nhặt là ko bao giờ có, mình thường bò lăng quăng để tìm có cái hạt nào, đồng tiền nào rớt ko, vì phải trong tầm mắt của chính nó mới thấy, đó là lý do nhiều khi nó thấy những thứ mình ko thấy là vậy đó! 
4) Cho mặc đồ xèng, quần dài: vì quần ngắn làm đầu gối nó đen thui, nhiều khi bị trầy (nó ko có khóc đâu, chả hiểu sao nó ko thấy đau nhỉ??), quần áo đẹp thì sẽ bị hỏng nhanh lắm! mặc đồ xèng thôi! :p
5) Tầm tháng 8, 9 là vui nhất, vì mẹ sẽ được ngạc nhiên ko ngờ con mình nó THÔNG MINH XUẤT CHÚNG thế, nói nó nó hiểu và làm theo, hihi!! trước kia nói chuyện với nó, nó cứ đơ ra, giờ nó có phản ứng, thích lắm mọi người ơi! Ngoài ra đây là lúc ba mẹ gặt được thành quả trong việc nói chuyện với con. Bao từ ngữ mình nói giờ phát huy tác dụng nha! Như mình nè, mình chơi với trái banh cùng nó, cái mình nói nó "con lượm trái banh cho mẹ với" rồi mình chìa tay ra. (mình vẫn thường nói chuyện với nó như thế, nói thế thôi chứ ko nghĩ nó hiểu) thế nhưng 1 ngày nọ, nó ngoảnh đi, lượm trái banh rồi bỏ vào tay mình, hí hí, mình sướng mê tơi!! Rồi ví như nó hay ăn cái dép rách đi trong nhà của mình, mình thường hay "mắng" nó là "đừng ăn dép con ạ" rồi mình lấy cái dép đi. 1 hôm mình nói nó "đừng ăn dép con ạ, con mang cái dép đây cho mẹ" thế là nó mang đến cho mình, mình ngạc nhiên quá, mình bảo "còn 1 chiếc nữa kìa, (vừa nói, mình vừa chỉ), nó nhìn theo hướng mình chỉ, và mang cái còn lại đến cho mình. Thích ôi giời là thích luôn! Do vậy, bố mẹ hãy nói chuyện với con nhiều vào, nói thiệt nhiều vào, như mình thì mình hay nói loạn xị như "mình thay tã này, trước tiên là mẹ lột quần lót của con, sau đó mẹ gỡ cái tã ra, mẹ rửa đít cho con, nhìn này, mẹ rửa bằng xà phòng cho baby này, rồi mẹ lau đít cho khô, mẹ lau bằng khăn bông mềm này, mẹ lau nhẹ nhẹ không thôi làm đau da con, ..." nói thế, nói suốt ngày, rồi sẽ có tác dụng đó mọi người, nhiều khi mình không ngờ nó hiểu nhiều như vậy! 
Khi nói chuyện với bé, mọi người dùng giọng điệu thật ngọt, thật mềm, (hì hì!!) thử nghĩ người lớn mình còn thích được người khác nói nhẹ nhàng, thì huống chi trẻ nhỏ! :p, mọi người nói thật chậm, câu chữ tròn câu, tuyệt nhiên ko vờ nói sai, ví dụ No thì nói no, ko nói sai thành "nhô nhô" như tụi trẻ tập nói thường nói, nghĩ là dễ thương, nhưng sẽ dạy bé nói sai. Khi chơi, nhiều khi bé ko hiểu (như bé nhà mình chẳng hạn, có cái hiểu, có cái không), mình lập lại, và dạy nó. Ví dụ nhé: mình nói nó "cuốn sách Rosina của con đâu??" (nó nhìn mình ra điều không hiểu), mình lập lại "Sách Rosina đâu??" nó ko hiểu, thế là mình cầm cuốn sách và nói nó "đây, sách Rosina đây" rồi mình lật ra trang có con cáo Rosina mặc váy đỏ, mình chỉ "Rosina", "beautiful Rosina" dần dần bé sẽ hiểu. 
Khi dạy bé từ vựng, điều cốt lõi là mẹ nói nhiều, nói thường xuyên, không ngại lập lại, chậm rãi. Khi bé đã bắt đầu nói, ví như bé mình là mamma, thi thoảng nói sai thành "mờ ma" thì mình nói "mamma nè, mam-ma, mamma nè". Hoặc khi bé phát âm rành, thì mẹ lại cho bé từ mới, cho bé học tính từ (adjective) ví như: bé nói "trái chuối" thì mẹ nói "ừ, trái chuối màu vàng", hoặc bé nói "cơm" thì mẹ nói "ừ, mình ăn cơm". Hoặc dạy bé các từ chỉ cảm xúc, ví như: khi bé cười, mẹ nói "ồ, con cười đẹp quá, con đang vui đúng ko?" hay nếu bé nhìn hình con gấu cười, mẹ sẽ nói "con gấu đang cười, nó đang rất là vui" chẳng hạn. Điều tránh làm trong thời gian bé học nói là: bố mẹ là người biết tuốt, nó chỉ cần chỉ tay là cho ngay, ko cần nó giải thích. Thường thì cô dạy trẻ chỉ bọn mình là khi nó chỉ tay đòi cái gì đấy (tầm 10 tháng, bé nhà mình đã làm, làm hàng ngày), mình sẽ cầm vật ấy lên và nói "à, con muốn chìa khóa/con gấu/snoppy hả?" cho bé học từ vựng. Sau khi bé lớn, có khả năng nói được, thì phải hỏi bé Con muốn cái nào?? và cầm 2 thứ trên tay xa tầm với và hỏi "con muốn trái táo hay trái chuối" nếu nó nói "áo, uối, đuối ..." dù ngọng cũng chấp nhận, miễn sao nó phải nói, không thôi trẻ sẽ lười nói. 
6) tầm này bé có khả năng nhặt nhạnh, dùng ngón trõ và ngón cái rất tài, mẹ mua sách trang dày, dễ lật cho bé lật, cho bé ăn bốc những thức ăn phù hợp như cơm mềm, ruột bánh mỳ xé nhỏ, xoài cắt miếng nhỏ... 
7) Hãy năng đọc sách cho bé, đọc nhiều vào. (mình sẽ cố gắng chia sẻ cách đọc sách cho bé trong thời gian sớm theo cách mình học từ cô dạy trẻ - thể theo yêu cầu chị Giang mẹ Tomm nha!) 
8) Bé tầm 9 tháng có thể tự vịn đồ đạc đứng lên, tự đứng 1 mình (bé mình 9 tháng 1 tuần tự đứng 1 mình ko cần vịn gì hết), mẹ cố gắng cho bé bò lăng quăng, vịn tứ tung, nhưng ko vịn nách bé, hãy để bé tự làm 1 mình, theo sức của mình. Không nên dùng xe tập đi nếu có thể! Nếu dùng thì hạn chế giờ dùng. 
9) Hãy hát cùng bé, vừa hát mẹ vừa nhún nhảy, để ý đi, bé sẽ làm theo nhún nhún theo đó! :p Mẹ chọn mấy bài có tiếng vịt kêu, ếch kêu! Hát 1 lần, sau đó lặp lại, tới phần tiếng kêu dừng lại 1 giây, nhìn vào mắt bé như hỏi "nó kêu sao nè??" rồi mẹ mới tiếp tục hát và kêu. Ví như: vịt mẹ kêu... (dừng lại nhìn bé) wack wack". Cách này giúp bé nhớ, và suy nghĩ nha các bạn, ko phải là vô thức, vô duyên mà làm đâu! Bé 2, 3 tháng là đã nên học hát thế này, nếu bé 2, 3 tháng, mẹ hát, rồi dừng lại, uống miệng oạp oạp, sẽ thấy bé cũng cong miệng cố bắt chước đó! Thích lắm! :) 

***Đây là những kinh nghiệm cơ bản mình tự học, đọc sách, học với cô dạy trẻ, mình share, mình ko có ý định dạy/buộc ai làm theo hết. Và mỗi trẻ có 1 bước phát triển riêng, nó ko làm cái này ko có nghĩa là nó chậm hơn, hay nó kém phát triển hơn! đừng so sánh bé với bé khác mà tội nghiệp! Như bé nhà mình thì ko chịu vỗ tay, dạy cũng ko làm, nó chỉ cầm tay mình vỗ thôi, mình kêu "vỗ tay đi" nó nắm 2 tay mình vỗ. Nó ko chịu ngoắc tay bye bye, dạy mãi cũng bằng thừa. Rồi tới 10 tháng hơn, nó mới vẫy tay và kèm theo "áo ao" (nghĩa là cháo chao của tiếng Ý). Ai có bé ko làm này, ko làm nọ thì cứ yên tâm, rồi bé cũng sẽ làm à! ;)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét