Throwing tantrum

Throwing tantrum, mình ko biết tiếng Việt dịch chính xác là gì, theo mình hiểu thì throwing tantrum là khi tụi nó mà ko được đáp ứng cái gì là la hét, khóc toáng lên, giãy lạch bạch, đánh bố mẹ, đánh búp bê, rồi nằm lăn lộn ra trên đất. Cả cuộc đời mình, mình ghét nhất và sợ nhất con nít nào như thế! 

Thông thường mình thấy babycenter nói từ 15 tháng là bắt đầu cứng đầu, càng lớn càng đáng sợ. Như con Greta hiền lành, ngọt ngào của bà bạn mình mà cũng giẫy lạch bạch lăn quay vòng vòng tại siêu thị. Cho nên việc tụi nó quậy tới bến là việc ... bình thường. 

Do là mình sợ, nên mình đọc nhiều sách, báo nói về vấn đề này, nhằm con kia mà dở chứng là lập tức "cắt cơn, cắt nguồn" ngay LẦN ĐẦU TIÊN. Kinh nghiệm của mình, cái LẦN ĐẦU TIÊN ẤY rất quan trọng, quyết định thắng thua của toàn bộ cuộc chiến. Dỹ nhiên, kèm thêm vài yếu tố phụ như: cả nhà cùng đồng lòng hợp tác, và luôn nhất quán về việc này. Vì như lần này thì nói Ok cho nó, lần sau thì lại bảo ko. Sự ko nhất quán là nguồn cơn cho rất nhiều việc "hư hại" tiếp theo, và điều tệ hại nhất mà nhiều người bố mẹ hay sợ đó là "nó ko sợ mẹ/bố". 

con mình còn nhỏ thôi. Đang thời kỳ bắt đầu throw tantrum. Mình áp dụng 1 số phương pháp (rất cơ bản, đơn giản thôi) nhưng cho đến thời điểm này, nó như là vị thuốc thần! ;D 

Asia hồi 15, 16 tháng, đã thích tự ý làm những việc nó muốn, ko thích gì mà người ngoài như cô/bà ngoại đụng vào là nó dơ tay đánh, rất hỗn. Lần đó, lần đầu tiên mình thấy nó làm vậy với bà ngoại, mình nhìn thẳng vào mắt nó, nói rành rọt từng chữ "No! ko được đánh bà ngoại, BAd Bad BAd" nó vẫn vùng vằng hất tay mình ra rồi bắt đầu đứng khóc, hét lên tất cả sức lực nó có, Và mình để nó khóc như thế, yêu cầu bà ngoại và mọi người mặc kệ nó. Sau khi nó khóc chán, nó chạy tới ôm chân mình, mình lại dịu dàng nhìn mắt nó, và nói 1 lần nữa rành rọt "Never hit anyone ever again, No no no" (ko được đánh bất kỳ ai nữa, no no no). VÀ đó là lần cuối cùng mình thấy nó đánh người khác. 

Đến tầm 19 tháng, bắt đầu lỳ lợm hơn, khi đi bộ ra đường, nó thích tự đi, ko được nắm tay, khi băng qua đường cũng vậy, mình nắm tay, nó khóc lăn đùng ra ngay giữa đường, mà xe hơi thì người ta đang dừng lại chờ mình băng qua. Mình 1 tay ôm nó, 1 tay ôm stroller đi băng nhanh qua đường. và mình nhìn mắt nó, nói chậm, rõ ràng, giọng nghiệm lại "khi qua đường, phải theo instruction của mẹ, no negotiation, ko bàn cãi lôi thôi, nếu ko nghe lời mẹ, mẹ sẽ ko bao giờ dẫn con đi xích đu nữa, NEVER EVER DO IT AGAIN" Mỗi lần nhìn mắt nó, nó đều ngoảnh mặt đi, và mình xoay mặt nó về phía mình, nói rành rọt (look at mommy) buộc nó phải nhìn mình! EYE CONTACT đóng 1 vai trò CỰC KỲ QUAN TRỌNG trong những lần rèn dũa! ai ko tin, thử làm 1 lần sẽ biết! Để giảm thiểu rủi ro tránh nó lăn quay ra, mình luôn luôn giải thích trước, và báo trước mọi việc cho nó. Đây là 1 điều cực kỳ quan trọng, ko chỉ riêng việc ngăn ngừa nó quậy. Do trẻ con luôn luôn cần được biết việc gì sẽ diễn ra, anticipate trước giúp nó cảm thấy safe, secured, đó la lý do chúng nó có thể đọc 1 cuốn sách hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu lần mà ko chán. Mình luôn nói nó khi gần đến chỗ băng qua đường rằng "sắp băng qua đường nhiều xe nguy hiểm, Asia phải tay trong tay với mamma nha" và để cho nó chú ý, mình dừng nó lại, chỉ cho nó thấy đoạn đường phía trước. Tương tự như vậy cho việc chuẩn bị về nhà khi nó đang chơi cầu tuột, xích đu, ... 

Đến 20 tháng thì có 1 lần, nó nhây nhây thức ăn, ko thực sự ăn, mình nói "nếu con ko ăn mẹ mang đĩa đi" chưa kịp mang đĩa, nó dằng lại, miệng hét lên no nono nonononono, more more more more more" vừa hét vừa làm rất dữ, người thì nhảy lên trên high chair, điều nó chưa từng bao giờ làm. Mình liền dịu giọng, nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị nhìn mắt nó, và nói (nói chậm) "calm down! if you speak like that, mommy cannot understand what you really mean" (bình tĩnh lại xem nào, nếu con nói với mẹ như thế, mẹ ko hiểu con muốn nói gì!), bây giờ trả lời mẹ, con có muốn ăn nữa ko? Nó ngay lập tức trở về  trạng thái bình thường, và nói "yes, more" (Có con ăn nữa). Mình liền nói (vẫn nhìn mắt nó), dịu giọng lại, nhưng vẫn chậm rãi nói "okie, mẹ để đĩa lại, nhưng nên nhớ, thức ăn là để ăn, ko phải để chơi, nếu con chơi, mẹ sẽ mang nó đi". 

Đây là những cách mình học từ sách vở, và từ educative tv show dành cho bố mẹ. Nó như là thần dược. mình mong với kinh nghiệm này, nó sẽ giúp các bà mẹ khác. Dù mình biết, việc thắng thua còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác từ môi trường gia đình. BẢn thân mình, 1 mình chăm con, mình rất nghiêm, yêu thương, tôn trọng, ôm áp hôn hít rất nhiều, nhưng nói 1 là 1, 2 là 2, đã set rule thì ko bao giờ bỏ hoặc làm sai nên con mình nó chỉ cần nhìn mắt mình là hiểu nó được làm gì, và ko làm gì. Ngoài ra, mình rất tôn trọng ý kiến của nó, nếu mình cho nó 1 câu hổi, nó trả lời thì mình làm theo ý nó. Vì như nó đã bảo ko ăn nữa, thì mình ko nài nỉ dù 1/2 muỗng hay 1 muỗng, nếu nó bảo ko thích mang giày này thì mình sẽ ko ép nó (nếu có lý do chính đáng hoặc mình có thể thay chuyển được tình hình). Tương tự cho uống nước, đi chơi, ... Thay vào đó, chồng mình khá mềm mỏng, nhiều khi vừa la nó xong, chưa kịp định thần, lại cười cười với nó! điều này mãi mãi ko bao giờ work. He bảo he sợ nó ko thương him, vì thời gian ở với nó ít mà la mắng nó hoài. Mình thì thấy, điều này ko xơ múi gì với nó thương bố mẹ hay ko, chỉ là technique dạy con thôi. Như mình, nó rất sợ mình (hay chính xác là tôn trọng ý kiến của mình) vì mình ko bao giờ cười khi dạy nó. Chỉ sau khi 2 mẹ con đồng ý vói nhau xong, nó chạy đến ôm chân mình thì mình ôm nó, hôn nó, và nói "mẹ cũng yêu Asia rất nhiều! nhiều lắm" và 2 mẹ con lại dẫn nhau đi chơi đồ hàng. ;)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét