Đi đẻ ở Ferrara part 2

Sau khi thấy "plan A" epidural tan vỡ thì mình quyết định dùng "plan B" ngay. đây cũng là 1 trong những điểm hay khi học lớp tiền sản, biết mình ở đâu, hoàn cảnh nào, và biết mình muốn gì, có thể đòi hỏi những gì. Vì thật sự, khi sinh nở, mình là người hiểu rõ nhất situation (cơn đau, cơn gò), nên bản thân người mẹ tự quyết định là việc hay nhất, và tốt nhất. (việc này sẽ được dẫn chứng rõ khi thời điểm "push-rặn" đến).
Mình nói với obstetrician "tôi muốn dùng bồn tắm"; và cô ấy bảo "chị đã chuẩn bị sẵn cho em rồi, bây giờ em cố gắng đi tè, rồi chị dìu em vào phòng travaglio attivo - active labor. Nếu em không đi được thì chị cho xe lăn đến!" Nhưng từ phòng mình ra nhà tắm có 2 bước, Silvia giúp mình đi, kéo váy áo cho mình, đấm lưng, giúp đỡ mình, sau đấy mình lết đến phòng travaglio attivo cũng có 5, 7 bước chân, dù là mình lết cũng mất 10 phút, vì mình phải ngừng lại thở, chờ con gò đi qua, trong suốt thời gian đó, mình vẫn dính chặt với sonogram, và thuốc kích đẻ.
Phòng travaglio attivo là 1 phòng lớn to như cái sảnh, giữa phòng là 1 cái giường để đẻ (kiểu giường của bác sỹ gynecologist ý mà, nhưng chuyên nghiệm hơn), xung quanh là máy móc, thiết bị, dao mổ, ...tất tật ready cho 1 cuộc phẫu thuật, nối với phòng mổ này là 1 phòng tắm nhỏ dành cho tắm rửa em bé sơ sinh khi nó vừa chào đời, ngoài ta còn nối liên thông với 1 phòng nhỏ (nơi mà mình nằm chờ cửa mình mở). Phòng nhỏ này bao gồm 1 bồn tắm to, màu trắng rất đẹp, nhìn là đã mê (hehe!), 1 giường nằm, và 1 máy hát nhỏ. Phòng nhỏ lắm, nhìn rất ấm cúng, ánh sáng nhè nhẹ lãng mạn. Mình được Silvia và chị midwife giúp cởi hết quần áo (khi ở phòng passive thì mình vẫn còn mặc váy, nhưng ko mặc đồ lót, chỉ đóng khố của bệnh viện để kiểm tra màu nướt ối). Nước trong bồn là 37 độ C, rất ấm áp, thoải mái. Mình được gắn máy sonogram ko dây (là 1 miếng dán trên bụng, 1 để đo nhịp tim Asia, 1 để đo contraction, cả 2 đều ko dây, có thể ngâm nước, bên cạnh là 1 máy báo cáo, khi cơn gò đến, dù mình ko nhận ra thì midwife vẫn biết để giúp mình chuẩn bị thở) Vào thời điểm này, cửa mình của mình dãn ra tầm 3 cm (huhu!!) Mình chui vào bồn, Ale dùng gáo dội nước lên bụng và ngực mình (vì nước ko cover hết toàn bộ người, mình nửa nằm, nửa ngồi trong bồn). Lúc này contraction rất dữ dội, thông thường tầm 80 (số đo contraction của sonogram) là mình đau muốn tắt thở, cách nhau tầm 5 phút, nhưng tới thời điểm này, họ tăng liều lượng thuốc lên, nên có khi contraction lên đến cả 100, chân tay mình co cứng lại, đầu óc thì chả còn nghĩ được gì, tay co quắp, vặn vẹo (tội nghiệp Silvia, chắc hôm ấy tay em đó đau lắm, vì luôn ở cạnh nắm tay mình và giúp mình thở đều). Khi cơn gò đi qua thì mìh nửa tỉnh nửa mê, thỉnh thoảng ngủ, những cơn mơ loẹt xoẹt thoáng qua, khi contraction đến thì bổn cũ soạn lại, "phù phù, phù phù" mà thở. Phải công nhận, bồn tắm giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế cơn đau, ngoài ra phòng ấm cúng, có nhạc nhè nhẹ êm dịu, nên cơ thể relax hơn, người dịu lại. Cứ cách tầm nửa tiếng, mình lại xin thêm nước ấm hehe! như bà hoàng ý! Silvia ngồi cạnh, giúp mìh massage lưng, và nói thật nhé, những cơn gò, làm lưng đau nhói như có ai đó đang đập cái cột sống của mình ra thành từng mảnh đó. Do vậy, các anh chồng, nếu theo vợ vào phòng sinh mà midwife ko chăm chu đáo thì nên xoa lưng vợ (phần đai lưng) nhẹ nhàng, giúp ích rất rất nhiều. Mình được Silvia chăm tận răng, she massage cho mình vuốt tóc cho mình để mình thoải mái hơn, và luôn yêu cầu mình nhìn vào mắt her khi mình có contraction. Việc này cực hiệu nghiệm, vì khi đau, bản thân mình ko control được, mình nhìn vào her, thấy her đang thở, và bắt chước làm theo, chứ bảo mình là tự thở thì mình miss nhịp, làm ko được.
Mình nằm bồn hết 2 tiếng gì đấy, khổ sở cùng cực, cách 30-40 phút, Silvia và obstetrician lại kiểm tra cửa mình cho mình (kiểm tra ngay trong bồn nước, cách làm ra sao thì mình chả kể đâu hehe! :p), và họ bảo "rất khả quan Thy à, chị rất giỏi, cửa mình đã giản nở, đã 5cm rồi!!!", mình bảo "nãy giờ cả gần 5 tiếng, sao có 5cm??" -"Thy à, 5 cm đầu đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng sau đó sẽ nhanh hơn, chị đừng lo lắng" sau đó she nhìn sonogram thấy 1 cơn contraction khác đang đến "Thy, chị nhìn em này, hít thở bằng mũi thật sâu, thế, thế, thổi hết tất cả khí trong người ra bằng miệng, thở hết ra, càng dài càng tốt, rất tốt, cứ thế, nhìn em nè, đúng rồi, tiếp tục, contraction đang lên cao trào đó, nhìn em, Thy!! nhìn em, nắm tay em chặt vào, vặn vẹo tay em thế nào cũng được, nhìn em thở nè!" , silvia cứ kiên trì, nhẫn nại với mình như thế cả hơn 2 tiếng trong bồn tắm.
Sau gân 6 tiếng thì cửa mình của mình nở 7cm. Và lần này thì contraction đi vào utmost, (bác sỹ tiếp tục tăng lượng thuốc kích đẻ cho mình), khi cơn gò đến, mình có dấu hiệu muốn rặn (như là muốn rặn khi đi đại tiện đó quý vị bằng hữu! :p). Đây là instinc, muốn control rất rất khó, khi nó đến là bản thân mình chỉ muốn làm 2 việc: hét lên thật to và rặn. Nhưng Obstetrician bảo "không, Thy, không được rặn, chưa đến lúc, chị phải hiểu nếu chị rặn bây giờ thì đó là phí công vô ích, chị phải giữ sức, khi thời điểm đến, chị có sức mà push, Asia đang làm việc hết cỡ trong bụng, chị phải dành sức giúp em ấy chui ra thay vì mắc kẹt", sau đó cơn gò kinh khiếp lại đến, và thật sự nó đau đớn cùng cực, bản thân mình chịu đau rất tài, nhưng đây là cơn đau nhất nhất trong suốt cuộc đời mình cho đến thời điểm này. Silvia bảo "Thy, nhìn em, phù phù, thở đi, phù phù, thở đi chị, nắm tay em, phù phù" và mình thở phù phù, và nếu làm như thế mình ko rặn, nhưng chỉ cần miss 1 nhịp "phù" (khi nuốt nước bọt) thì lập tức mình hét lên và rặn. Và silvia lại nắm tay mình, xoay mặt mình về phía her và làm động tác thở "phù phù".
Lúc này mình đã được lau khô người, nằm trên giường, họ kiểm tra cửa mình cho mình, thấy vagina đã rất mềm, họ bảo "rất giỏi, Thy, cô rất giỏi, bây giờ, cô chịu khó nằm xoay qua phía phải, chân co lên, chúng tôi sẽ kiểm tra cửa mình và position của Asia, tôi sẽ kiểm tra khi có cơn gò, rất khó chịu, cô chịu khó nhé, và trời ơi, mình chỉ muốn chết đi cho rồi lúc đó, họ dùng tay khéo léo kiểm tra và nói "Asia cần phải xoay đầu" (nghĩa là xoay mặt vào cột sống của mẹ, vị trí này chuyên môn gọi là anterior, nếu mặt bé quay về phía bụng, hoặc nằm nghiêng như Asia thì sinh sẽ cực kỳ cực kỳ khó). thế là mình nằm nghiêng phải, chịu đựng cơn gò. tầm 40 phút, họ kiểm tra, và obstetrician cho tay vào bên trong uterus của mình và cố XOAY đầu bé Asia (nghe thiệt đáng sợ hehe!). Sau đó họ cho mình xoay qua trái, và cố gắng giúp Asia xoay mặt vào vị trí anterior.
Sau tầm 7 tiếng thì mình chịu hết xiết, mình bảo mình muốn C-section (đẻ mổ) - cái mà ở Ý là việc cực kỳ khó khăn, chỉ ai có problem dữ dội họ mới làm, chứ ko như VN có tiền là xin mổ. Vả lại, mình còn trẻ, trong khi nếu C-section thì trong 1 đời người phụ nữ, chỉ làm được 2 lần(họa hoằn mới 3 lần), mà đã 1 lần C-section thì nguy cơ C-section lần tiếp theo rất cao. Nên bác sỹ hầu như nhất quyết luôn luôn từ chối những case như mình (kiểu còn trẻ, và có khả năng sinh thường).
Mình cầu xin, van lơn "mổ cho em đi, em làm không nổi nữa" và họ bảo "no, Thy, chị làm rất tốt, chị đã đi hết 80% chăng đường, các chỉ số cực tốt, chị ko bị sốt, ko bị loạn nhịp tim, bé Asia cũng ko bị loạn nhịp, cửa mình mở đã 9cm, chị ko duoc bỏ cuộc"
Tới lúc này thì mình chỉ muốn mổ, và trong đầu mình chỉ còn có chữ "Cesario" - nghĩa là C-section.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét