Sai lầm trong 2 năm làm mẹ của mình

1) Assume (suy bụng mẹ ra bụng con), ko biết lắng nghe con: Hãy đọc sách tâm lý đi, ai cũng sẽ nói "hãy lắng nghe tiếng khóc của trẻ" hơ hơ, nghe mà hiểu được thì nói làm quái gì chứ hả?? Trên thực tế, mỗi lần em bé khóc đều có lý do, có những lý do "ko chính đáng" như: đòi mẹ, đòi ôm, đòi ấp. Và có những lý do chính đáng như đói, lạnh, sốt, ... Có những cái, khi khóc mẹ hiểu ngay, nhưng cũng có những situation, mẹ lại ... hiểu lầm cho nó. Ví như ban đêm, thì thoảng hay thức khóc đòi mẹ vô cớ. Con ai ko biết, chứ con tui là vậy đó! Nên cứ nó mà khóc là tui lại phán đoán như thần là do nó khó chịu. rồi cũng 1 hôm, tui cứ vỗ vỗ nó 2 , 3 cái quăng lại vào giường, vẫn khóc. Lại ôm ôm, rồi vô giường, Vẫn khóc. Tức rồi nha, bực rồi nha!! ôm thêm cái nữa, vẫn khóc. Tui nóng máo quá chừng, sau đó tui khát nước! ồ! tui mới vỡ lẽ ra, chắc nó khát nước! tui cho nó 1 bình nước lọc, nó tu ực ực như vừa từ sa mạc về! sau đó nó ngủ im re. !hèm!! ;((( tui dỏm quá! ;(( Có hôm nó khóc vì bị sốt giữa đêm, tui là mẹ, ôm phát là thấy ngay, ông già nó lại nghĩ nó khó ở, ko tin. Cặp nhiệt phát, nhiệt réo om sòm hơn 38. độ C. Vậy đó! ;(( Kinh nghiệm của tui là khi nó khóc, thì cố ... bắt bệnh những thứ chính đáng trước, sau đó hãy đổ thừa cho những lý do vô cớ, vô duyên của bọn trẻ con! Việc khát nước giữa đêm rất thường xuyên xảy ra với con tui, đặc biệt mùa hè rất nóng, ra mồ hôi nhiều, hoặc bữa tối ăn prosciutto crudo (parma ham) có vị mặn. Dù đã biết kêu đói, khát, nóng , lạnh, ... nhưng ban đêm mê ngủ, nó ko có nói toẹt móng heo ra cho mình biết đâu nha! nó cứ nhắm tịt mắt, miệng mamma mamma oe óe lên vậy đó. hiểu sao thì hiểu à! ;(( 

2) Không có tính consistence, nghĩa là cho nó thói quen, sau đó bản thân mình ko tuân thủ theo --> hỏng việc!! 
Ví dụ này là cái safety belt dành cho xe đẩy stroller. từ khi nó sinh ra vài ngày tuổi, mình đã nói với chồng, nhất nhất safety belt, vì nó chưa vững thì sẽ té. Khi 9-10 tháng thì nhảy chồm chồm trên xe, ko có safety belt thì ngã. mình dùng safety belt đến khi nó 14-16 tháng , ko lần nào ko mang vào. Sau đó, mình thấy nó rất ngoan, luôn luôn chịu ngồi xe đẩy, ko bao giờ nhảy, quay vòng vòng, và con mình tuyệt nhiên được dạy ko bao giờ được ẵm trên tay! nên nó ngồ rất ngoan! do đó mình tưởng bở, có vài hôm đi gần (5-10 phút đi bộ thôi), mình chủ quan ko mang safety belt. Sau đó, nó nhất định ko mang safety belt nữa! ko là ko! có những hôm đi bộ đường dốc, ko cài belt, nó té chứ chả chơi, mà nó ko chịu là ko chịu. Sau đó 16-18 tháng đi rất là rành, chạy nhanh lắm! ko chịu ngồi, mà đâu phải lúc nào cũng được đi, như ra đường lộ, đường lớn, phải ngồi xe đẩy chứ, nó chạy la8gn quăng, ai mà theo cho kịp! ko cho đi, bắt ngồi xe, ko chịu ngồi, nhảy đùng đùng lên. Ko có safety belt nên càng khó khăn hơn. Sau hôm đó, tui nhất quyết bắt đeo belt lại, khóc, khóc quá chừng, khóc dẫy dụa nguyên đoạn đường dài, ai ai cũng nhìn tui. Tui ko hề xấu hổ! dạy con mình, mắc gì xấu hổ! tui cho dẫy dụa luôn. Sau hôm đó, mỗi lần ngồi là safety belt, đi bộ 2 phút cũng belt! và nó ko bao giờ mè nheo nữa! ;D hô hô!! Ngoài ra, phải strictly với safety belt, vì khi đi xe, nó lớn rồi, nó biết cách luồn tay ra khỏi belt! phải nhắc để nó hiểu, belt là bảo vệ nó, là vì sự an toàn của nó. điều này rất rất quan trọng cho các ý thức an toàn khác về sau! an toàn cho chính sinh mạng của mình. theo cách nhìn của mình, người VN rất thờ ơ với sự an toàn - điều ko hề có tại các nước phương tây/các nước phát triển! vì khi trẻ con sinh ra, nó đã được dạy ngay chữ "safety". ;) 

Ví dụ tiếp theo: ngồi trolley/cart của siêu thị. cái này nhiều người hay cho con vô trong cái cart chỗ để đựng đồ shopping chứ ko cho ngồi baby seat vì lý do "nó ko chịu ngồi". ;) 
Con tui cũng vậy! 6 tháng ngồi rành là cho ngồi trên xe siêu thị (chỗ dành cho em bé). ngồi ngoan! tới khi biết đi 11 tháng, thì hơi chứng rồi! tới 14 tháng gì đó là quậy! ko có chịu ngồi trong ghế con nít. Cái tui cũng như nhiều bậc phụ huynh, viện lý do "nó ko chịu ngồi". cho nó vô cart để nó đứng, nó quậy, nó quay lòng vòng. Nhưng tại Ý, họ CẤM vì lý do an toàn, cart ko thiết kế cho con nít ở trỏng (dỹ nhiên, đâu có ai bán con nít, mà thiết kế kỳ khôi vậy!) đã bảo cart dành cho các đồ dùng thì ko an toàn cho con nít, nó té, nó đập đầu thì ai đền?? mà ý là ở Ý ko có hở tý đi kiện nhau, đi sue asses của nhau mà nó còn khó như vại đó! bảo vệ mà thấy con nít đứng trong cart là họ tới nhắc liền! làm sao thì làm, con chị chị quản sao đó, nhưng đứng trong cart là ko được! và tui cũng thầm cám ơn vụ này, tui nhất nhất phải cho nó ngồi trong ghế của nó. vì tui 1 thân 1 mình, nặng 47kg, cao 1,51. Tui ko thể quản lý con, vừa phải mua, đẩy đống đồ chất như núi kia được! nó phải ngồi đúng nơi nó phải ngồi, chấm hết! thế là tui insist! ngọt ngào lãng mạn đến cứng rắn... hù dọa... cuối cùng 18 -19 tháng, CHƯA BAO GIỜ MÈ NHEO CÁI GÌ. Thêm vào đó, nhờ tui tìm mấy cuốn sách đi siêu thị đọc và giải thích cho nó nghe, tui cho nó tự lấy cart, tự cho tiền vào cart, ... mua đồ thì cho nó lấy, ra trả tiền thì nó giúp tui load đồ lên conveyor, và trả tiền cashier. Nên dần dần, nó rất ngoan khi đi siêu thị. chưa bao giờ khóc hay nhảy tưng tưng. có lẽ bạn sẽ nói "ko có thời gian để cho nó giúp bạn như cách tui làm". thật ra, cách này (nó giúp mình đi siêu thị, nó có 1 responsibility) là 1 trong những cách giúp đi siêu thị hiệu quả với trẻ con! như lớn hơn thì nó còn control shopping list, và phải mua vài thứ trong list nữa. cách này giúp việc đi siêu thị ko trở thành 1 trận chiến và kẻ thất bại thường là ... phụ huynh. Thêm vào đó, cách này là cách GIÁO DỤC TRẺ GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH, CÓ RESPONSIBILTY, CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG CÔNG VIỆC ĐỦ TẦM, ĐỦ SỨC.  đã phát ngấy lên nhìn những đứa 14 tuổi éo biết rửa chén, lặt rau, khi đến giờ ăn là lết đít vào ngồi! hãy giúp đỡ bản thân mình bằng cách dạy trẻ giúp đỡ bố mẹ và có tính tự lập đi các bạn ạ! ;) 
Thêm 1 ví dụ về lý do đổ lỗi của phụ huynh "do nó ko muốn, ko thích, ..." thử tưởng tượng, nếu nó muốn làm những thứ thực sự nguy hiểm như ăn viên bi, chơi dao, chơi kéo, chơi lửa, ... bạn có đồng ý ko?? có dám nói "ví nó, vì abcdef... ko?? " tui thề là dù trời có sập thì bạn cũng sẽ nhất định nói KHÔNG với tụi nó! cho nên, tui tin vào việc ai làm boss thì người đó quyết định! mình là cha mẹ, mình là người quyết định, ko phải con mình. ;) Tuy nhiên, tui vẫn thường cho nó cày cưa những thứ nhỏ nhặt: ko ăn thì tu hỏi 2 lần, tui mới dẹp, đi tắm, tui cũng hỏi 2 lần tui mới xách ra. Vì có những thứ ko quan trọng, thì tui dành chữ nói "không" cho những dịp cần thiết hơn. nhưng sau 2 lần là firm, và tui luôn nhắc nó "mẹ đã cho con 1 phút như con đòi hỏi" - vì khi nó trả treo, nó thường giơ 1 ngón tay lên nói "1 minute". Đây là cách dạy con của cá nhân tui. 

3) CÃi với bố nó trước mặt nó. Cách này làm nó hư! nó mà ko đồng ý với bố thì chạy qua mẹ và ngược lại. Hoặc nó sẽ hiểu theo chiều hướng tiêu cực là bố mẹ bất đồng, ko hạnh phúc. Khi ko đồng ý cái gì của người kia, tốt nhất, nên im miệng, lôi ông chồng ra riêng, cắn xé cào cấu sau! ko nên trước mặt con nít! dẫn đến những hệ lụy xấu ko đáng. Ngay cả với ông bà, người nuôi dạy. 

4) TẬp bỏ tã khi nó ko hợp tác và BẢN THÂN TUI CHƯA SẴN SÀNG. Tui quyết định bỏ tã cho nó, nó ko chịu, tui cũng insist. Okie! fine! có điều, bản thân tui, cái đầu cứng như đá tảng chưa sẵn sàng, chưa đủ sức chịu đựng việc bỏ tã ko có sự đồng nhất của con. Nên tui trở nên rất phù thủy, giận dỗi, hằn học, tức giận, khóc lóc, đày đọa nó. Dù bản thân ko muốn, nhưng quá stressed, tui đả làm tổn thương nó. Là lỗi của tui! lẽ ra, nếu tui sẵn sàng, thì nó có dây phân ra nhà, có cỡ nào, thì tui cũng phải im miệng mà dọn, mà ngon, mà ngọt, vì đó là quyết định của tui, ko phải của nó! nhưng đằng này, tui lại bắt nó chịu đựng vì quyết định của tui-mẹ nó! Suy ra, tui ức hiếp, và tệ bạc với nó! trăm lần sai, ngàn lần sai, vạn lần sai! tui thề nếu tui mà có con tiếp theo! hoặc potty lúc nó 6 tháng như VN hay làm, hoặc potty khi nào nó tự quyết định, chứ tui ko bao giờ làm như vầy nữa! vì tui cảm thấy rất stressed, và thấy mình useless like a piece of shit! ;((( 

LÀm mẹ là 1 quyết định ích kỷ, vì con mình ko quyết định sự ra đời của nó. Do đó, việc dạy con hiệu quả, ko làm tổn thương nó là việc 1 người mẹ phải làm, ko được excuse! đó là theo quan điểm của mình! khi mình làm tổn thuo7gn nó, thấy mắt nó ngấn lệ, miệng méo mó mém khóc nhưng kìm lại mà tim mình tan nát, mình cảm thấy mình là 1 đứa khốn nạn! làm người mình yeu thương tổn thương là 1 tội lỗi, huống chi con mình quá bé nhỏ! ;(((( nó còn ko hiểu câu "mẹ ko chấp nhận behavior này của con" nữa mà! cớ gì mình ức hiếp nó như vậy?? để thỏa cơn giận của chính bản thân và do lỗi , quyết định của mình????

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét